Những kiến thức cần biết về Tời máy nổ

Ngày nay, cùng với sự phát triển của con người, thiết bị nâng hạ đã không còn đơn giản thô sơ như ban đầu mà trở thành cỗ máy tinh vi, phức tạp hơn. Nhờ những ứng dụng của điện cộng với các phát minh như Tời điện (Xem chi tiết), Pa lăng điện (Xem chi tiết), góp phần giải phóng sức lao động của con người. Tuy nhiên, chúng vẫn chưa xử lý được các khu vực xa xôi và hiểm trở. Nhưng đừng lo, những chiếc Tời máy nổ chính là biện pháp xử lý vấn đề này!

1. Khái quát:

Định nghĩa: Tời máy nổ (Còn gọi là Tời đầu máy nổ, Tời kéo) có thể xếp vào dòng Tời kéo mặt đất (Xem chi tiết Những điều có thể bạn chưa biết về Tời kéo mặt đất), chuyên dùng để kéo vật nặng theo phương phương ngang bằng động cơ đầu nổ (còn gọi là động cơ đốt trong). Có thể sử dụng để nâng hạ nhưng tải trọng nhỏ hơn nhiều so với hạn mức kéo.

Tời kéo mặt đất KENBO đầu nổ Diesel

Ứng dụng: Tời máy nổ có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất. Ưu điểm thường thấy của sản phẩm là chịu va đập tốt, lực kéo mạnh mẽ, bền bỉ, tuổi thọ cao. Ngoài ra, do không phụ thuộc vào nguồn điện, cho nên thích hợp làm việc và khai phá các địa hình phức tạp, ít người hoặc không có người sinh sống. Tuy nhiên, so với Tời điện cùng tải trọng thì thường có giá thành cao hơn, chưa kể chi phí tiêu hao nhiên liệu cùng tiếng ồn trong quá trình sử dụng.

Ba loại động cơ  Xăng, dầu, khí (Từ trái sang phải)

Phân loại: Người ta thường phân loại theo nhiên liệu động cơ sử dụng:

  • Động cơ dầu Diesel
  • Động cơ xăng
  • Động cơ khí nén (sử dụng các loại khí đốt như gas, biogas…. để thực hiện kỳ đốt. Loại động cơ này có nhiều ưu điểm vượt trội so với dòng chạy bằng xăng dầu. Tuy nhiên, do giá thành nhiên liệu đầu vào cao cùng nguồn hàng khan hiếm, hiện tại ở Việt Nam, ít sử dụng Tời khí nén – Xem chi tiết)

2. Lịch sử hình thành

Tời xuất hiện sớm nhất trong cuốn sách Chiến tranh Ba Tư. Đến thế kỷ thứ 4 trước Công Nguyên, tời đã được Aristotle coi là vật dụng thông dụng trong ngành kiến ​​trúc.

Hai nhà bác học ( Trái - Aristotle; Phải - Nicolaus)

Còn động cơ đốt trong được tạo ra vào khoảng năm 1860. Nhưng đến tận năm 1876, động cơ đốt trong hiện đại mới được phát minh bởi Nicolaus Otto. Thuật ngữ động cơ đốt trong thường dùng để chỉ động cơ mà quá trình chuyển đổi hóa nhiệt năng từ nhiên liệu xảy ra trong lòng sản phẩm (không liên tục hoặc liên tục). Nó được ứng dụng với nhiều thiết bị cố định, song cũng được sử dụng trong các thiết bị di động và là nguồn sinh công quan trọng.

Tuy không có mốc thời gian cụ thể, nhưng theo dự đoán, Tời máy nổ được phát minh và đưa vào thực tiễn vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.

3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động:

Cấu tạo của Tời máy nổ bao gồm: 

  • Động cơ
  • Hộp giảm tốc
  • Tang cuốn cáp
  • Dây cáp thép
  • Hệ thống phanh: phanh tay, phanh thủy lực, phanh tự hãm,…

Trong đó, động cơ thường cấu tạo từ thùng chứa nhiên liệu, đường ống dẫn, bộ phận lọc, kim phun nhiên liệu và bơm phun nhiên liệu. Chức năng của hệ thống này là cung cấp nhiên liệu và không khí sạch đến các xi lanh của động cơ.

Cậu tạo của Tời máy nổ

Nguyên lý hoạt động: Khi động cơ hoạt động, nhiên liệu trong bình sẽ được dẫn đến bộ lọc sơ cấp và bơm áp suất thấp. Tại đây, nhiên liệu sẽ được lọc và chuyển sang ngăn của bơm cao áp. Trước khi vào xi-lanh, nhiên liệu sẽ được bơm ra ngoài và hòa trộn với không khí. Khi đi vào xi-lanh và gặp áp suất, nhiệt lượng bên trong sẽ được đốt cháy. Từ đótạo ra động năng giúp tời hoạt động, nâng hạ, kéo nhả vật. Ngoài ra, Động cơ xăng có đặc tính về độ êm, ít khí thải và ít hao nhiên liệu. Tuy nhiên, động cơ Diesel cũng được ưa chuộng vì hiệu suất cao, chi phí rẻ hơn động cơ xăng.

4. Một số lưu ý khi sử dụng Tời máy nổ

Để sử dụng Tời máy nổ an toàn và hiệu quả, dưới đây là một số lưu ý mà bạn cần quan tâm:

  • Chọn thiết bị có công suất lớn hơn từ 10 đến 25% nhu cầu, hạn chế quá tải động cơ.
  • Sử dụng nhiên liệu hợp chuẩn và tuân theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
  • Kiểm tra thiết bị cẩn thận trước khi vận hành, đặc biệt là hệ thống phanh.
  • Bảo trì, bảo dưỡng theo khuyến nghị của nhà sản xuất. Tra dầu định kỳ cho các chi tiết máy.
  • Chú ý làm mát sau quá trì sử dụng liên tục. Bổ sung nhiên liệu thường xuyên, khi thiết bị đã nguội.
  • Phải để Tời cố định, không bị xê dịch khi hoạt động
  • Dây cáp Tời cuốn theo thứ tự trong mục, để lại tối thiểu 3 đến 5 vòng dây cáp trên tang cuốn
  • Khi dùng ròng rọc nên tính sức chịu đựng cáp kéo ròng rọc và dây cố định ròng rọc.

Tời máy nổ có ưu và khuyết điểm rõ ràng, thường đáp ứng tốt tại các địa điểm chưa có hoặc lưới điện kém ổn định, không hạn chế tiếng ồn. Hy vọng qua bài viết, các bạn đã hiểu thêm về loại tời này và có kinh nghiệm lựa chọn sản phẩm thích hợp với bản thân. Xin chào và hẹn gặp lại ở số sau!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *