Pa lăng điện và những kiến thức cần biết

Trong số trước về Pa lăng (Xem chi tiết), ta đã biết thiết bị được sử dụng phổ biến từ những năm 1800. Tuy nhiên, việc sản xuất hàng loạt mãi đến đầu những năm 1900 mới bắt đầu những người Đức. Ngày nay, cùng với sự phát triển của con người, Pa lăng điện có nhiều thay đổi và cải tiến, trở thành cỗ máy tinh vi, phức tạp hơn nhiều. Hôm nay, KENBO sẽ cùng các bạn tìm hiểu dòng sản phẩm này thông qua bài viết dưới đây.

1. Định nghĩa

Pa lăng điện: là thiết bị nâng hạ cơ khí sử dụng ròng rọc, dây cáp hoặc xích kết hợp thành một dây chuyền khép kín tạo thành một vòng lặp để có thể dễ dàng nâng vật lên cao hoặc hạ xuống thấp. Pa lăng điện được vận hành bằng động cơ điện, tạo lực cho quá trình nâng hạ.

Pa lăng xích điện cao cấp KENBO KKBB di chuyển

Từ thời xa xưa, con người đã sử dụng hệ thống ròng rọc để nâng hạ các vật xung quanh. Điển hình là các hệ thống cấp nước cổ (Trung Quốc, Hy Lạp, La Mã,…). Vào đầu thế kỷ thứ 3, Archimedes đã phát minh ra chiếc ròng rọc đầu tiên trên thế giới, thiết kế của ông được dùng để chuyên chở tàu ra biển. Phát minh đầu tiên này có ý nghĩa quyết định cho sự ra đời của các loại Pa lăng nói chung và Pa lăng điện sau này.

2. Phân loại:

Phân loại dựa trên nguồn điện:

  • Pa lăng điện 1 pha: những máy tời sử dụng động cơ điện 1 pha, 220V.
  • Pa lăng điện 3 pha: những máy tời sử dụng động cơ điện 3 pha, 380V.

Phân loại dựa trên loại dây tải:

  • Pa lăng cáp điện
  • Pa lăng xích điện (mẫu mã, chủng loại phong phú nhất.)

Ngoài ra, người ta cũng có thể phân loại dựa trên tốc độ nâng hạ: chậm, trung bình, nhanh, siêu nhanh. Tuy nhiên, cách chia này không có quy định cụ thể, thường dựa trên tiêu chuẩn chủ quan của người viết hoặc định hướng của nhà sản xuất.

Các loại Pa lăng điện

3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Cấu tạo Pa lăng điện gồm có:

  • Động cơ điện: cung cấp động lực cho quá trình hoạt động.
  • Bộ điều khiển: bao gồm thắng tải, điều khiển Pa lăng điện, hộp giảm tốc, công tắc dừng hành trình được mắc trực tiếp vào mạch điều khiển, hộp nút bấm, mô tơ tải.
  • Móc: dùng để treo vào vật và hàng hóa cần nâng hạ.
  • Dây tải: nhiệm vụ chịu lực trực tiếp để giữ vật trong quá trình, thường sử dụng cáp hoặc xích.
  • Vỏ pa lăng điện: bộ phận bao bọc, bảo vệ các bộ phận bên trong khỏi các tác động xấu từ môi trường như bụi bẩn, oxi hóa giúp tăng tuổi thọ và độ bền của thiết bị. Vỏ thường được sơn một lớp sơn tĩnh điện giúp hoạt động trong nhiều điều kiện làm việc khắc nghiệt.
  • Phanh điện: là bộ phận hãm chuyển động trong quá trình vận hành. Nhờ có phanh điện từ mà chúng ta có thể cố định vật ở độ cao mong muốn một cách dễ dàng.
  • Pa lăng có thể kết hợp với con chạy, di chuyển linh hoạt trên khung dầm.
Cấu tạo Pa lăng điện

Nguyên lý hoạt động của Pa lăng điện

Thiết bị hoạt động theo nguyên lý cuốn nhả cáp/xích và móc cẩu, thông qua nguồn động lực của động cơ để nâng hạ vật (Tìm hiểu thêm về nguyên lý hoạt động của Ròng rọc). Thiết kế đối xứng giữ vật thăng bằng ở trên cao, an toàn hơn khi vận hành thiết bị. Hộp giảm tốc và bộ điều khiển của pa lăng làm nhiệm vụ điều khiển hoạt động cuốn nhả cáp/xích. Trong đó:

  • Bộ điều khiển điều khiển hoạt động lên xuống của dây tải;
  • Hộp giảm tốc lại điều khiển tốc độ nâng hạ.

4. Một số vấn đề thường gặp và cách xử lý

4.1. Thiết bị không vận hành khi đã nối điện

Đầu tiên bạn cần kiểm tra và xác nhận vấn đề đến từ máy hay nguồn điện. Nguyên nhân có thể là do lệch pha hoặc điện áp sử dụng thấp hơn điện áp định mức. Lúc này bạn cần điều chỉnh cho ổn định, phù hợp với mức điện áp của thiết bị.

Trường hợp nguồn điện không có trục trặc kỹ thuật mà động cơ vẫn không quay, có thể là do động cơ không được sử dụng trong thời gian dài. Cần phải tháo nắp động cơ và quay trục động cơ nhiều lần. Ngoài ra, động cơ không chạy có thể do vòng phanh và má phanh bị ăn mòn quá mức, dẫn đến không thể mở phanh. Để xử lý bạn cần tháo vỏ, làm sạch bề mặt và thay má phanh, tang phanh.

4.2. Ly hợp an toàn bị trượt (đối với Pa lăng xích điện)

Nguyên nhân do mô-men ma sát quá nhỏ, khiến ly hợp bị trượt trong quá trình nâng hạ vật. Lúc này, để giải quyết vấn đề, ta điều chỉnh các đai ốc, đinh vít của ly hợp. Từ tăng áp lực lên đĩa ma sát, tăng mô-men ma sát.

4.3. Phanh không hoạt động

Sau một thời gian sử dụng, thường xuất hiện tình trạng phanh không ăn hoặc kém hiệu quả. Vấn đề này xảy ra có thể do bề mặt ma sát của phanh dính nhiều dầu, cặn bẩn. Cần tháo nắp của động cơ, vệ sinh bề mặt phanh.

Nếu để lâu, sẽ khiến bề mặt ma sát của phanh bị mòn quá mức. Khi đó, phương pháp giải quyết là tháo vỏ sau của động cơ, điều chỉnh lại trục roto động cơ và đĩa đệm, thay má phanh mới.

Ngoài ra, phanh pa lăng xích điện bị trượt còn do lo xò hãm của động cơ bị hỏng. Việc cần làm là thay thế lo xo hãm.

4.4. Động cơ điện tăng nhiệt nhanh và cao

Nhiệt độ động cơ điện tăng lên quá cao, báo động pa lăng xích điện bị quá tải hoặc làm việc liên tục trong thời gian quá dài. Bạn cần chú ý đến tải trọng của vật nặng nâng hạ, tránh nâng hạ quá tải và cho máy nghỉ như khuyến nghị của nhà sản xuất.

Nguyên nhân cũng có thể đến từ dầu bôi trơn không đủ, bạn cần tra thêm cho động cơ. Bên cạnh đó, ma sát giữa vành phanh và má phanh quá lớn cũng sẽ khiến nhiệt độ động cơ tăng cao. Cần điều chỉnh lại phanh pa lăng.

4.5. Chổi than và ray điện Pa lăng tiếp xúc kém

Không khí ẩm ướt khiến lò xo chổi than bị gỉ sét, dẫn đến tiếp xúc kém giữa chổi than và ray điện. Hoặc bề mặt ray điện không bằng phẳng, làm giảm diện tích tiếp xúc. Để giải quyết tình trạng này, lắp đặt pa lăng xích điện ở nơi khô ráo. Thường xuyên làm phẳng bề mặt ray điện và chú ý để bảo trì, bảo dưỡng và thay chổi than, ray điện thường xuyên.

Trên đây là một số tình huống và phương pháp giải quyết các bạn có thể tham khảo. Chúng tôi hy vọng bạn có thể chủ động xử lý vấn đế gặp phải, giúp công việc được tiến hành trơn tru, lưu loát, tăng hiệu quả. Tuy nhiên, trường hợp sự cố vượt quá khả năng xử lý, hãy mau chóng liên lạc với nhà phân phối để có phương hướng giải quyết nhanh và chính xác nhất. Vì vậy, hãy lựa chọn điểm bán uy tín, chất lượng, đảm bảo dịch vụ hậu mãi!

Trên thực tế, Pa lăng điện và Tời Điện (Xem chi tiết) có nhiều điểm tương đồng về cấu tạo và ứng dụng. Các bạn có thể tham khảo thêm thông tin ở đây.

Rõ ràng, Pa lăng điện đóng vai trò quan trọng trong đời sống. Thiết bị giúp tiết kiệm tối đa nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng hạ hay rộng hơn là sản xuất. Thông qua bài viết, hy vọng Quý khách đã biết thêm kiến thức về Pa lăng điện, hiểu được cách phân loại và xử lý các vấn đề có thể phát sinh. Xin chào và hẹn gặp lại ở số tiếp theo!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *