Tời là máy móc gần như không thể thiếu trong công việc cũng như đời sống hiện nay. Từ thiết kế ban đầu còn giản đơn, thiết bị ngày càng đa dạng mẫu mã, chủng loại. Trong đó, dòng Tời với động cơ khí nén là loại có cấu tạo cũng như công năng tương đối đặc biệt. Tời khí nén là gì? Ứng dụng vào cuộc sống thế nào? Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về loại sản phẩm này qua bài viết dưới đây!
1. Định nghĩa:
Thuộc dòng Máy tời nổ (Xem chi tiết), Tời khí nén là thiết bị chuyên kéo chuyển vật theo phương ngang bằng động cơ khí nén. Sản phẩm có thể nâng hạ vật khi kết hợp với hệ thống puly – ròng rọc. Ngoài ra, Tời khí nén bổ sung thêm công dụng treo, móc, ứng dụng cho công việc đặc thù.
Để vận hành trong môi trường khắc nghiệt nhất, Tời thiết kế đơn giản, gọn nhẹ. Bên cạnh đó, chu kỳ làm việc dài và hiệu quả, có khả năng chịu nhiệt tốt. Chúng được xếp vào dòng Tời có tải trọng khá lớn, chuyên dùng cho các công việc như: khai thác mỏ, khai thác khoáng sản ngoài khơi, giàn khoan biển, bến cảng hay đóng tàu,…
2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
2.1. Giống như Máy tời nổ, Tời khí nén thường bao gồm các bộ phận như sau:
- Động cơ
- Hộp giảm tốc
- Tang cuốn cáp
- Dây cáp thép
- Hệ thống phanh: phanh tay, phanh thủy lực, phanh tự hãm,…
Trong đó, động cơ khí nén thông thường sẽ bao gồm một số bộ phận cơ bản dưới đây:
- Mô tơ: Chuyển đổi điện năng trở thành cơ năng; cung cấp năng lượng cho các bộ phận khác vận hành
- Đầu nén: Nơi xảy ra quá trình nén không khí, bao gồm nhiều chi tiết nhỏ hơn: vòng bi (bạc đạn), xilanh, piston, trục khuỷu,…
- Van an toàn: Đảm bảo máy bơm hơi không xảy ra tình trạng gia tăng áp suất đột ngột
- Van xả nước: Loại bỏ triệt để nước đọng, hơi nước lẫn trong khí nén
- Đồng hồ đo áp: Hiển thị áp lực máy, giúp theo dõi áp suất trong quá trình động cơ vận hành.
- Dây đai và puly: Thực hiện quá trình truyền động cơ năng từ motor đến đầu nén.
- Lọc gió: Hạn chế bụi bẩn, cặn bã theo luồng không khí đi vào trong máy.
- Bình chứa: Còn gọi là bình tích áp, chứa khí nén sau khi tiến hành gia áp.
2.2. Nguyên lý hoạt động:
Luồng khí nén được lấy từ nguồn cấp khí nén sẽ được đẩy vào trong động cơ khí nén. Tại đây khí nén sẽ giãn nở và sinh năng. Nội năng sẽ biến thành cơ năng, còn áp suất, nhiệt độ và vận tốc của không khí sẽ giảm xuống biến thành năng lượng cơ học thể hiện dưới dạng mô men để tạo chuyển động quay cho phần trục cánh khuấy của động cơ. Từ đây tạo ra được lực để nâng hạ, kéo, treo vật cho Tời khí nén.
3. Hướng dẫn bảo trì, bảo dưỡng Tời khí nén:
Do chi phí nhiên liệu đầu vào cao và khan hiếm nguồn hàng, các loại Tời khí nén ít phổ biến ở thị trường Việt Nam. Đa phần sản phẩm không phải hàng nội địa mà chủ yếu thông qua con đường xuất nhập khẩu. Vì vậy, việc sử dụng loại tời này ít được chú ý hơn các dòng sản phẩm khác. Dưới đây là một số lưu ý về quy trình bảo trì, bảo dưỡng cho Tời khí nén:
- Động cơ khí nén sử dụng dầu mỡ bôi trơn. Nếu trong thời gian dài (khoảng trên 6 tháng) không sử dụng, cần thải hết cặn cũ và thêm dầu mỡ mới để đảm bảo vận hành bình thường.
- Thêm dầu mỡ theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Chú ý vệ sinh sản phẩm trước và sau quá trình thực hiện. Tuyệt đối không tự ý trộn chung các hỗn hợp dầu khác nhau. Ngoài ra, do hình dạng ổ trục, nhiệt độ cũng như điều kiện sử dụng, môi trường xung quanh bất đồng sẽ làm thay đổi thời gian châm dầu mỡ.
- Nhiệt độ vòng bi tăng lên khi hoạt động là điều bình thường. Tiến hành đo nhiệt độ bên ngoài của vòng bi, giới hạn trên phụ thuộc vào thông số nhà sản xuất. Trường hợp vượt quá mức này, motor lập tức dừng chuyển động phụ tải, thiết bị sẽ ngừng hoạt động.
- Định kỳ kiểm tra Tời, giải quyết sự cố, hỏng hóc kịp thời, đảm bảo động cơ có thể hoạt động liền mạch và ổn định. Thường xuyên loại bỏ bụi bẩn bám trên linh kiện.
- Hạn chế sử dụng Tời khí nén trong điều kiện môi trường có nhiều bụi thải. Điều này ảnh hưởng cánh quạt hoặc trên tấm tản nhiệt, khiến máy làm việc không hiệu quả, motor bị nóng lên nhanh, thậm chí có thể gây ra chập cháy.
Ngoài những lưu ý ở trên, các bạn có thể tham khảo thêm tài liệu về Tời máy nổ nói chung hoặc động cơ khí nén nói riêng. Bài viết đến đây là kết thúc, xin chào và hẹn gặp lại vào số tiếp theo!